Nhằm đẩy
mạnh các hoạt động hỗ trợ học sinh trong năm học 2019 – 2020, trang bị các kỹ
năng thực hành xã hội cần thiết, giúp các học sinh tự tin trong quá trình học tập,
rèn luyện, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố triển khai các hoạt động
hỗ trợ học sinh đầu năm học. Nội dung cụ thể:
1. Thời gian:
- Thời
gian đăng ký thực hiện: Trước ngày 20/9/2019
- Thời gian thực hiện: Tháng 9, 10, 11, 12/2019.
2. Đối tượng:
- Học sinh các trường THPT trên địa bàn TP. HCM.
3. Nội dung:
3.1. Chương trình
“Hành trình Văn hóa giao thông”
- Địa điểm: các trường THPT trên địa bàn thành phố.
- Số lượng dự kiến:
Tổ chức 15 chuyên đề tại các trường THPT trên địa bàn
Thành phố.
- Nội dung:
+ Phối hợp với Ban An toàn Giao thông thành phố, Đội
tuyên truyền Phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt – Công an Thành phố, các đơn vị tài
trợ trang bị các kiến thức về Luật Giao thông đường bộ; nguyên tắc ứng xử khi
tham gia giao thông; xử lý các tình huống khẩn cấp; tuyên truyền về văn hóa
giao thông;
- Hình thức tổ chức:
+ Đa dạng hình thức tổ chức như: kịch tình huống, hình ảnh,
trò chơi nhỏ,... gặp gỡ, trao đổi với các chiến sĩ Cảnh sát giao thông để tìm
hiểu kiến thức Luật Giao thông đường bộ.
3.2. Chương trình
“Bác sỹ học đường”
- Địa điểm: các trường THPT trên địa bàn thành phố.
- Số lượng dự kiến:
Tổ chức 15 chuyên đề tại các trường THPT trên địa bàn
Thành phố.
- Nội dung: Phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch tổ
chức thực hiện, đa dạng hình thức, nội dung nhằm trang bị cho học sinh kiến thức
cơ bản về chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, tư vấn cho học sinh các bệnh học đường
thường gặp và cách phòng tránh; nhận biết cơ bản các loại dược phẩm; cân bằng sức
khỏe và thời gian giữa việc học tập và vui chơi giải trí. Với các chuyên đề:
+ Sức khỏe sinh sản vị thành niên;
+ Bệnh mắt và cột sống;
+ Dinh dưỡng mùa thi;
+ Tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng
tránh;
- Hình thức tổ chức:
+ Kết hợp buổi chào cờ đầu tuần hoặc chương trình sinh hoạt
chuyên đề tại trường. Mời các bác sĩ chuyên ngành trao đổi, tư vấn cho học
sinh; đa dạng hình thức trao đổi chuyên đề, đảm bảo chất lượng nội dung và thu
hút sự tiếp cận, nắm bắt thông tin của học sinh.
3.3.
Chuyên đề kỹ năng “Cách ứng xử trong việc sử dụng mạng xã hội”
- Đối tượng: Học sinh THCS, THPT
- Địa điểm tổ chức: Tại các trường THCS,
THPT trên địa bàn thành phố.
-
Số lượng: tổ chức 10 chương trình
- Nội dung: Chuyên đề về cách tiếp nhận và
xử lý thông tin trên mạng xã hội, xây dựng hình tượng cá nhân, quản lý thông
tin cá nhân trên mạng xã hội, từ đó, học sinh chủ động xây dựng văn hóa giao tiếp
mạng xã hội phù hợp với lứa tuổi và trình độ hiểu biết. Trường có thể lựa chọn một trong các chuyên đề sau để thực hiện tại trường:
+ Văn hóa ứng xử mạng xã hội;
+ Thanh toán và giao dịch trên mạng xã hội;
+ Like, Share và trách nhiệm;
+ An toàn “Mạng”;
- Hình thức tổ chức:
+ Hội thảo – chuyên đề, mời các chuyên gia tâm lý, nhà báo,
diễn giả giao lưu, trao đổi.
+ Kết hợp cùng các giảng viên, kỹ thuật viên chuyên sâu về
các vấn đề, diễn biến trên “Mạng”, an toàn, an ninh trong việc xử dụng “Mạng xã
hội”.
+ Kết hợp các buổi chào cờ đầu tuần hoặc các buổi sinh hoạt
chuyên đề.
3.4. Hoạt động trang bị, bồi dưỡng kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh
-
Đối tượng: học sinh THCS, THPT
- Địa điểm tổ chức: Tại các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố.
-
Nội dung:
Phối hợp tổ chức các lớp kỹ năng tại các trường: Tổ chức các
lớp kỹ năng theo nhu cầu của học sinh trường; phối hợp với phòng ban chức năng
nhà trường tổ chức trang bị, bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho học sinh, tập
trung chủ yếu các kỹ năng sau: Kỹ năng
giao tiếp - ứng xử trong môi trường học đường, Kỹ
năng thuyết trình, Kỹ năng Hoạch định mục tiêu, Kỹ năng tạo lập và duy trì các mối
quan hệ, Kỹ năng Hội nhập
và thích nghi môi trường mới, Phương pháp học tập hiệu quả, ...
- Hình thức: Hội thảo
– chuyên đề, mời các chuyên gia tâm lý, nhà báo, diễn giả giao lưu, trao đổi.
3.5. Chương trình
“Tư vấn pháp luật”
- Địa điểm: các trường THPT trên địa bàn thành phố.
- Số lượng dự kiến:
Tổ chức 30 chuyên đề tại các trường THPT trên địa bàn
Thành phố.
- Nội dung: Cung cấp những
kiến thức pháp luật cần thiết cho học sinh THPT, đáp ứng nhu cầu thực tế của học
sinh trong việc tìm hiểu hiến pháp, pháp luật để các bạn hiểu rõ về quyền lợi,
trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, từ đó
điều chỉnh hành vi, thái độ sống đúng đắn, lành mạnh, tuân thủ pháp luật.
- Hình thức:
+ Tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật tại sân trường THPT
trên địa bàn thành phố vào giờ chào cờ đầu tuần.
+ Tổ chức các phiên tòa giả định, kịch tình huống, sân chơi
kiến thức pháp luật tại các trường THPT.
+ Tổ chức tư vấn pháp luật định kỳ trên fanpage Trung tâm: Tiếp
nhận câu hỏi, tư vấn, chuyển tiếp các thắc mắc pháp luật của sinh viên đến cho
các chuyên gia trong lĩnh vực trả lời và đăng tải tại fanpage Trung tâm.
3.6.
Chương trình “Tham quan thực tế - Hành trình trải nghiệm”
- Địa điểm tổ chức: Tại các nhà máy, khu công nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ
cao, các đơn vị doanh nghiệp.
- Số lượng: tổ chức 10 chương trình
- Nội dung: Tổ chức
chuyến xe đưa học sinh đến tham quan, tìm hiểu các quy trình sản xuất, dây chuyền
công nghệ hiện đại. Tham quan các công trình trọng điểm, khu chế xuất, khu công
nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao.
- Hình thức: Tổ chức
các chuyến xe đưa học sinh đến địa điểm tham quan, 50 học sinh/ chuyến. Học
sinh đăng ký trực tiếp tại Trung tâm hoặc các trường đăng ký theo nhu cầu của học
sinh trường.
Để các hoạt động được thực hiện hiệu quả và thành công, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố rất mong Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên trường, Trợ lý thanh niên trường thông báo rộng rãi để học sinh được biết; nắm bắt nhu cầu của học sinh, phối hợp với Trung tâm tổ chức chương trình phù hợp tại trường bằng cách đăng ký tham gia chương trình (theo mẫu phiếu đăng ký đính kèm) và gửi về đồng chí phụ trách chương trình (theo bảng thông tin liên lạc đính kèm) trước ngày 20/9/2019.
THÔNG BÁO | MẪU ĐĂNG KÝ |